GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ PHÚ LỘC

Rượu là một sản phẩm được con người phát hiện rất sớm và biết chưng cất cách ngày nay hàng nghìn năm và mau chóng trở thành một loại thực phẩm phổ biến toàn thế giới với hàng trăm loại khác nhau, được giới mày râu hưởng ứng và đón nhận rất nồng nhiệt. Theo Chiến quốc sách thì “Bà Nghi Địch là người cất Rượu tặng vua Vũ” mà vua Vũ sống ở thế kỷ thứ 21 trước công nguyên, như vậy cách đây 41 thế kỷ đã có rượu !?

Từ khi có rượu, con người thường sử dụng một cách thái quá, tôn sùng như một mỹ vị, một vật tượng trưng cho tinh túy của trời đất, nó không còn thuần túy là một loại nước uống có tính chất kích thích dùng khai vị trong bữa ăn và dẫn liệu của ngành dược nữa. Lúc vui cũng như lúc buồn, người ta thích uống rượu để tăng thêm sự phấn chấn, hăng hái hoặc quên đi nỗi bực dọc phiền muộn trong cuộc sống. Rượu trở thành thứ ko thể thiếu trong các buổi lễ hội của phương đông cũng như phương tây mà như người xưa nói “Vô tửu bất thành lễ

Ma Há và Minh Kha là hai thôn nằm bên đường cái quan Nam Sách đi Cẩm Giàng. Theo truyền thuyết, vào thời kỳ giặc phương Bắc xâm lược (Giặc Minh ?) chúng đóng quân tại địa phương, mượn cớ mất một con ngựa, giặc triệt hạ cả hai thôn, những người sống sót phiêu bạt bốn phương, khi đất nước giải phóng, họ trở về làng thì chỉ thấy một đồng hoang, nhờ hai cột đồng trụ trước cửa đình, bìm bìm phủ kín mà nhận ra làng cũ. Sau khi phát cỏ, làm nhà và xây dựng lại quê hương, sau hai thôn hợp nhất thành một làng lấy tên là Phú Lộc mong cuộc sống hạnh phúc phồn vinh.

Căn cứ vào tài liệu lịch sử thì đầu thế kỷ thứ 19, Phú Lộc là một xã thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, nay là một thôn thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cầm Bình. Năm 1900 Phú Lộc mới chỉ có khoảng 1.250 nhân khẩu, năm 1983 lên tới 2.600 người, trong khi đó ruộng đất chỉ có 320 mẫu Bắc Bộ. Trước cách mạng Phú Lộc có làm ruộng nhưng nguồn sống trông nhờ vào nghề nấu rượu, nuôi lợn và buôn bán nhỏ. Thời Nguyễn cả làng Phú Lộc được phép nấu rượu và rượu Phú Lộc nổi tiếng từ thời Thiệu Trị, Tự Đức, có mặt hầu khắp thị trường trong tỉnh và bán rộng rãi ở Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Yên, Cát Bà, Cát Hải …

 

Vậy nguyên nhân nào làm cho làng nghề Phú Lộc và rượu Phú Lộc nổi tiếng được nhiều người ưa thích?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin